Phương Đông Hình tượng con bò trong văn hóa

Ai Cập

Bò là con vật là quan trọng đến mức nhiều vị thần Ai Cập được cho là có hình dáng của B. aegyptiacus, các vị thần đáng chú ý có Hathor, Ptah (như là thần bò Apis), Menthu (như là thần bò Bukha) và Atum-Ra (như là thần bò Mnevis). Những vị thần trong Tôn giáo Ai Cập cổ đại có hình dáng có liên quan bò có thể đến là:

  • Apis - Con đực thiêng của Ptah
  • Bakha - Con thiêng của Ai Cập
  • Bat - Nữ thần với gương mặt của người, tai và sừng bò
  • Hathor - Nữ thần tình yêuâm nhạc, có biểu tượng là con cái. Nàng thường hiện thân dưới dạng một con bò thần xinh đẹp với hai chiếc sừng nâng giữ đĩa mặt trời và đeo chuỗi vòng cổ Menat, hoặc là một người phụ nữ xinh đẹp với đầu bò và đôi mắt thần của Ra.[7]
  • Isis - Nữ thần của các bà mẹ, có biểu tượng là ngai vàng, đĩa mặt trời, sừng bò và cây sung dâu
  • Meskhenet - Nữ thần của những đứa trẻ, có biểu tượng là tử cung con
  • Mnevis - Con bò đực thiêng của Heliopolis
  • Ptah - Thần sáng tạo và quyền lực có màu xanh, có biểu tượng là con đực Apis

Trung Đông

Con bê hay con bò mộng bằng vàng là hình ảnh của thần linh được tôn thờ nhiều nhất trong vùng Trung Đông Cổ, chẳng hạn như tại Canaan, tại Ugarít và bên Siria, nơi thần Baal Hadad, tức là thần bão tố, tay cầm sấm sét đứng trên một con bò mộng. Hình tượng này cũng được tôn thờ trong vùng Hạ Ai Cập. Con bò mộng Apsis được tôn thờ trong đền thờ thành phố Heliopolis, như là sự nhập thể của thần Osiride, và con bò mộng Mnervis được tôn thờ trong đền thờ Ptah tại Memphi, như là sự nhập thể của thần mặt trời. Vua thiết lập những nơi cao và đặt các tư tế lấy từ đám thường dân, không thuộc hàng con cháu Lêvi. Vua Ai Cập Giêrôbôam dâng lễ tế cho các con bò mộng vua đã làm ra. Việc tôn thờ hai con bò vàng trong các trung tâm thờ tự Betel và Dan kéo dài cho tới khi vương quốc Israel miền Bắc bị tiêu diệt năm 722 trước công nguyên bởi đế quốc Assiria dưới thời vua Sargon II cai tri Assiria từ năm 722 đến 705 trước công nguyên.[6]

Ấn Độ

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, Bò là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu. Những tín đồ Bàlamôn giáo thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái. Điều đó chứng tỏ ở đây xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình.[8] Người Hindu coi bò là linh vật, nhưng trâu thì không.[9] Nhiều tín đồ Hindu coi bò là biểu tượng sống của tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Các tổ chức từ thiện của người Hindu điều hành các "gaushala" (trung tâm bảo vệ bò) ở nhiều thành phố. Họ đưa những con bò lang thang tới gaushala để chăm sóc. Với nhiều tín đồ Hindu, cho bò ăn là một cách để lấy lòng thánh thần và biến ước nguyện thành sự thật, người ta nắm đuôi con bò rồi để nó chạm vào đầu, Đó là cách để cầu thánh thần ban phúc[10]

Một con bò ở Ấn Độ

Sự thần thánh của bò bắt nguồn từ việc bò là vật cưỡi của thần Shiva. Đây là con bò mộng Nandi. Bò thần Nandin hay còn gọi là Nandi, Nandil, còn có tên khác là Kapin (hoặc Kapil) được người ta cho rằng là hai mắt tròn, bò Nandin còn có con mắt thứ ba. Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu và là mối liên kết giữa con người và thần linh. Đối với người Chăm thì Nandin biến thành bò thần Kapin và trở thành nhân vật trong truyện cổ dân gian Chăm theo đó con bò này được thờ như là một vị thần có nhiều quyền năng.[11]

Theo truyền thống, người Ấn chỉ kiêng ăn thịt bò tuy vậy họ không kiêng uống sữa bò[12] người Ấn giáo lại không dùng thịt bò và khi tới Ấn Độ thì tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở nước này.[13] Sự tôn sùng bò như vậy nên ở Ấn Độ xảy ra hiện trạng là bò tự do đi lại lung tung và phóng uế bừa bãi[14]

Cũng ở Ấn Độ, việc tôn sùng quá mức đối với con bò đã khiến một con bò bị dị tật bẩm sinh hay một con bò 6 chân ở Ấn Độ đã được nhiều người dân nơi đây sùng bái, tôn thờ. Người dân Ấn Độ tin rằng con bò này mang lại may mắn cho bất cứ ai chạm vào cặp chân thừa trên cổ của nó. Một số người còn khẳng định rằng nó là biếu tượng của vị thánh Hồi giáo, người ta còn đến để xem cặp chân thánh và thể hiện sự kính trọng của họ bằng tiền quyên góp, mọi người cũng chào đón mẹ bò và xin phước lành. Hầu như ai cũng muốn chạm vào cặp chân thừa.[15] Ngoài ra tại Ấn Độ và Mã Lai những vùng thuộc ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ giáo, bò cũng có vai trò nhất định, chẳng hạn như bò tót được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Ở Thái Lan, bò tót đỏ (tiếng Thái: กระทิงแดง Krathing Daeng) là biểu trưng cho sản phẩm nước uống tăng lực nổi tiếng bò húc.

Do ảnh hưởng của Ấn Giáo trong đạo Phật, bò cũng được coi là con vật linh thiêng nói chung và có một bài kinh về chúng. Đây là bài kinh thứ 33 trích trong Kinh Trung Bộ từ tiếng Pali. Kinh này Phật dạy người chăn bò phải có đầy đủ 11 đức tính mới có thể chăn giữ được đàn bò của mình tốt đẹp. Mười một đức tính đó bao gồm: Không biết rõ các sắc. Không khéo phân biệt các tướng. Không từ bỏ trứng của con bò chét. Không biết băng bó vết thương cho bò. Không biết xông khói cho bò tránh muỗi, đàn bò sẽ không tốt. Không biết chỗ nước có thể lội qua, Người chăn bò không biết chỗ nước để cho bò lội qua, không biết chỗ nào sông cạn sông sâu.

Không biết chỗ uống nước, người chăn bò không biết rõ chỗ nước uống. Không biết con đường. Không khéo đối với các đàn bò. Nếu không biết chỗ nào có nước tốt, ăn ngon mà cho bò uống nước đục thì bò không lớn nổi. Người chăn bò phải biết khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ. Vắt sữa bò đến khô kiệt. Không chú ý săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, con bò lớn tuổi. Đối với người chăn bò phải biết quan tâm, chăm sóc bò cao tuổi, tức là những con bò già, chậm chạp. Người chăn bò có 11 đức tính kể trên thì đàn bò mới được hưng thịnh, giúp cho đàn bò phát triển tốt đẹp, hữu dụng.

Tại Việt Nam, một ngôi chùa ở Bình Chánh đã cho một con bò quy y. Trong một lần được người thương lái đưa ra lò mổ, khi đi ngang qua cổng chùa Pháp Hải (huyện Bình Chánh), con bò bỗng dừng lại không chịu đi. Chứng kiến cảnh tượng ấy, nên các sư trong chùa đã mua lại con bò về nuôi vì cho rằng, cái duyên với Phật chưa dứt, vì thế các sư tại chùa Pháp Hải ngay lập tức làm lễ quy y cho chú bò. Tuy nhiên, dư luận cho rằng việc “quy y” cho bò chỉ là điều mê tín[16].Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, người ta nghĩ rằng, quy y cho các loài động vật, gieo duyên cho chúng để tái sinh hết kiếp này để ra kiếp sau trở thành người[17].

Tuy nhiên ngay trong Phật giáo cho rằng con bò ý thức hoạt động rất là kém cho nên người Việt Nam thường dùng hình ảnh con bò để chỉ những người "có đầu mà không có óc", không phát triển ý thức, không phát triển trí tuệ. Bản thân loài bò thì nó dừng bất kỳ nơi đâu mà nó thích. Đây là trường hợp ngẫu nhiên, con bò dừng lại ngay vị trí của ngôi chùa làm cho người ta liên tưởng đến có lẽ do nhân duyên kiếp trước con bò là người hay là Phật tử. Nay đến chỗ này, con bò không chịu đi nữa, nó muốn dừng lại và các thầy ở đây làm lễ quy y và nên xem đây là chuyện bình thường[17].

Việt Nam

Nhìn chung thì bò cũng có hiện diện trong văn hóa Việt Nam nhưng ít phổ biến hơn so với trâu thậm chí trong ca dao dân ca thì bò có phần lép vế. Người xưa hay cười nhạo bò là con vật ngốc, ngố đần, nhưng bò đã làm giúp người nhiều việc, từ kéo xe đến đẩy cày, trong đời sống thường ngày bò cũng coi là có tình cảm, tính khí lại lành hiền. Trong chữ Hán con bò vàng già (lão hoàng ngưu) là chỉ tượng trưng những người làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệu rất quý nhưng trong tiếng Việt, con bò là một biểu tượng cho ngu đần. Người ta nói: ngu như bò, đầu bò đầu bướu (bướng bỉnh, ngang ngạnh) con bò vàng già chỉ là người già yếu chậm chạp ngu dốt.[18]

Nhà thơ Phạm Hổ đã sáng tác bài thơ: Chú bò tìm bạn

Mặt trời rúc bụi treBuổi chiều về nghe mátBò ra sông uống nướcThấy bóng mình ngỡ aiBò chào: "Kìa anh bạn!Lại gặp anh ở đây!"Nước đang nằm nhìn mâyNghe bò, cười toét miệngBóng bò, chợt tan biếnBò tưởng bạn đi đâuCứ ngoái trước nhìn sau"ậm ò..." tìm gọi mãi.

Người Khmer thì có câu Con bò mạnh không thoát roi. Ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại SơnAn Giang, Hòn Đất và Kiên Lương ở Kiên Giang có lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng tỉnh An Giang. Đây là lễ hội diễn ra hàng năm chào mừng ngày lễ Dolta của người Khmer Nam bộ.[19] Cũng ở Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con min, nghĩa là trâu rừng, do chúng có hình dáng tương tự loài trâu. Thuật ngữ bò đồng âm với động tác bò, một cách di chuyển của con người hay các loài động vật. Người ta cũng dùng thuật ngữ Đường lưỡi bò để chỉ về cách phân 9 đoạn trên bản đồ Biển Đông của người Trung Quốc và cho rằng Đường lưỡi bò là một yêu sách phi lý.

Người Chăm

Đối với người Chăm, họ thần tượng con bò đực (Nandin)[20] người Chăm gọi còn gọi là Limoaw Kapil. Bò Nandin có vai trò rất quan trọng không những trong kiến trúc, điêu khắc mà còn trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm mà ở bất kì địa vị nào trong xã hội, quý tộc, tu sĩ, thường dân. Tầng lớp Sudra (nô lệ) khi chết đều hỏa táng đều có hình tượng bò Nandin trong dàn hỏa táng và nó đã đi vào đời thường của từng con người Champa xưa cũng như người Chăm hiện nay. Trong đám tang của người Chăm Bà La Môn bò Nandin thường được làm biểu tượng "Heng" mà Chăm gọi là Limoaw Kapil. Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng.[21]

Bò Nandin là con bò đực, có màu lông trắng như tuyết. Bò thần Nandin là vật cưỡi của thần Shiva có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc. Người Chăm quan niệm bò Nandin sẽ giữ gìn và bảo vệ linh hồn người chết thoát khỏi sự cám dỗ của ma quỷ giúp người chết đi đúng đường của đạo, con đường của cực lạc và chính bò Nandin là con vật chở linh hồn người chết được tái sinh.

Bò Nandin được tạc tượng bằng đá và nghệ nhân làm bằng chất liệu đá. Với tư thế hai chân trước và hai chân sau quỳ phục, đây là tư thế phổ biến ở điêu khắc bò thần Champa. Ngoài ra thân bò có cục bướu tròn tạo cho con bò rất uy nghi, đặc biệt là có 3 mắt. Bò này được thể hiện rất nhiều ở các công trình kiến trúc và nhất là ở điêu khắc với ý nghĩa là Bảo vệ và thường đặt ở lối vào ngay ở trước cửa tháp Champa cổ. so sánh với bò thần Nandin khơme có những nét thô đầu to và sừng vuốt cong, không có trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung, có phong cách gần gũi với bò Nandin Chămpa.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con bò trong văn hóa http://baotanglichsuvn.com/bo-than-nandin-limoaw-k... http://www.investopedia.com/terms/b/bullmarket.asp http://www.nguontin24.com/Tin-tuc-xa-hoi/Bo-dua-tu... http://oxforddictionaries.com/definition/Taurus#m_... http://vietcatholic.com/News/Html/63536.htm:: http://www.nps.gov/history/history/online_books/ye... http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-... http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nhung-... http://faostat.fao.org/site/573/DesktopDefault.asp... http://www.votenader.org/blog/2008/10/18/buffalo-t...